Tế bào gốc từ dây rốn món quà vô giá tạo hóa ban tặng

Lưu giữ lâu dài tế bào gốc là một biện pháp đảm bảo sức khỏe cho con bạn và gia đình bạn trong hiện tại và tương lai như một hình thức “bảo hiểm sinh học”.

Không ai biết trước một em bé từ khi sinh ra, lớn lên có thể mắc bệnh gì? Trước những bánh nhau và dây rốn sau khi sinh đã bị vứt bỏ như “một loại rác thải y tế”, tuy nhiên từ những năm 1980 các nhà khoa học đã chứng minh tế bào gốc từ dây rốn trẻ sơ sinh là nguồn cung cấp tế bào gốc trẻ, dồi dào, đa dạng, có khả năng phù hợp miễn dịch cao, dùng để chữa trị cho chính bản thân em bé và các người thân trong gia đình có chỉ số sinh học phù hợp với bé.


(Ảnh: Google)

Tế bào gốc là tế bào có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác để thay thế cho các tế bào bị mất đi do già và chết tự nhiên hay do chấn thương vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện nay trên thế giới, việc đưa tế bào gốc vào điều trị lâm sàng đang được thúc đẩy rất mạnh mẽ, ứng dụng cho nhiều mặt bệnh khác nhau. Các nhà khoa học, nhà lâm sàng có thể dùng tế bào gốc từ các nguồn như tế bào gốc từ máu dây rốn, từ tủy xương hoặc tế bào gốc trung mô từ dây rốn, từ mô mỡ, tùy theo mặt bệnh.


(Ảnh: Google)

Trong máu dây rốn trẻ sơ sinh, người ta đã phát hiện ra nhiều loại tế bào gốc, những thành phần chủ yếu là tế bào gốc máu và tế bào gốc trung mô. Tế bào gốc máu dây rốn không gây nên các phản ứng mảnh ghép chống ký chủ nhiều như tế bào gốc tủy xương, ít bị giới hạn về hòa hợp HLA hơn và chúng cũng ít khi bị nhiễm herpes virus. Cho đến nay, tế bào gốc máu dây rốn tương tự như tế bào gốc tủy xương, đã và đang được dùng để điều trị trên 70 bệnh khác nhau như: ung thư máu, thiếu máu, các bệnh lý di truyền về máu, suy giảm miễn dịch và bệnh chuyển hóa. Ngoài ra, tế bào gốc máu dây rốn còn đang được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác như: đột quỵ, bại não, tim mạch,…

Ngoài máu dây rốn, lớp màng bao quanh dây rốn cũng đã cho thấy có khả năng cung cấp nguồn tế bào gốc dồi dào, gọi chung là tế bào gốc màng dây rốn, từ đây người ta có thể tách được hai loại tế bào gốc là tế bào gốc biểu mô và tế bào gốc trung mô. 

(Nguồn: Tủ sách giáo dục Shichida Việt Nam)