Việt Nam hiện đang là đất nước có nhiều các cuộc thi sắc đẹp được tổ chức nhất trên toàn thế giới. Vậy với rất nhiều cuộc thi được tổ chức, loạn danh hiệu được xưng như vậy? truyền thông, báo giới có cần phải tốn quá nhiều giấy mực, khi liên tục nói về điều này hay không? Nam vương Doanh nhân Tôn Thất Khải đã có buổi trải lòng về câu chuyện đương thời trên, khi bản thân thường xuyên ngồi vị trí ‘ghế nóng”, để tìm kiếm những gương mặt xứng đáng.
Theo chia sẻ của Nam vương doanh nhân Tôn Thất Khải: Nhằm tôn vinh những tài năng và sắc đẹp, tinh hoa trong những tinh hoa của các sân chơi nhan sắc tại Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, những cuộc thi nhan sắc dành cho giới doanh nhân nổ ra ngày càng nhiều, với quy mô ngày càng hoành tráng.. thậm chí nhiều người còn nhìn nhận và xem nó như là một ngành công nghiệp không chính thức, bởi nguồn lợi tài chính khổng lồ mà mỗi cuộc thi mang về cho ban tổ chức, nhà tài trợ, thí sinh và các bên liên quan.
Và do cách nhìn sai lệch đó, người dân đang có những suy nghĩ không đúng với thực tế, hiển nhiên ai cũng đều xem nó như là miếng bánh béo bở, nên đua nhau tổ chức các cuộc thi nhan sắc dưới mọi hình thức, thậm chí là bằng mọi cách lách tất cả các luật, miễn sao mình tổ chức được cuộc thi.
Xã hội khi thấy các cuộc thi nở rộ và ra đường liên tục đụng quá nhiều hoa hậu, làm cho cái nhìn thiện cảm về các hoa hậu bị lệch lạc đi. Đặc biệt là những nhà tổ chức không có tâm, bất chấp những điều kiện tối thiểu nhất, khi bình xét một hoa hậu doanh nhân, hay một nam vương doanh nhân có đạt hay không, mà họ cứ vô tư cho giải nếu đạt thoả thuận, nên vô tình đang tạo ra rất nhiều ảnh hưởng xấu lên xã hội nói chung. Nam vương Doanh nhân Tôn Thất Khải cho biết.
Câu hỏi lớn được xã hội đặt ra là, các cuộc thi hoa hậu có thực sự tôn vinh sắc đẹp, tài năng – tâm – tầm và những giá trị nhân văn, để tìm ra được người doanh nhân sắc – tâm – tài như người ta đã nói, hay đơn thuần là một sự kiện giải trí vớ vấn, quảng bá cho cá nhân, cho một thương hiệu nào đó mà thôi. Chúng ta hãy nhìn về các mặt tích cực của nó.
- Cơ hội để thể hiện kỷ năng của một nhà lãnh đạo.
Khi tham gia các cuộc thi nhan sắc, người Doanh nhân sẽ thể hiện được sự tự tin, kỷ năng biểu diễn, kỷ năng nói chuyện trước đám đông, kỷ năng chuyên nghiệp của một người sẽ gánh vác được sứ mệnh của cộng đồng, xã hội… tất cả có được là một trong những kĩ năng được tôi luyện trong quá trình của cuộc sống và sân chơi của cuộc thi. Tất cả phải hội đủ điều kiện, khi sân chơi của cuộc thi là nơi để người thi tranh tài, thể hiện và phô diễn những kỷ năng của bản thân. Mỗi cuộc thi thường kéo dài trong một thời gian nhất định, với hàng loạt hoạt động, thử thách dành cho ứng viên, để họ bộc lộ hết khả năng của mình. Đây là cơ hội quý giá để giao lưu phát triển kinh doanh hoặc cơ hội để thay đổi bản thân mình, hay tìm ra một lối đi mới cho doanh nghiệp của mình…và hội đồng giám khảo sẽ là người công tâm nhất, cùng nhau tìm kiếm ra người xứng đáng để tôn vinh.
- Tập cho mình tính Kỷ luật.
Mỗi người doanh nhân khi muốn tham gia thi hoa hậu, nam vương, đều phải trải qua chế độ ăn uống và luyện tập vô cùng nghiêm túc. Đây không phải một quá trình đơn giản như mọi người nghĩ! Chúng ta phải hiểu, vì khi ở nhà, họ là một người thuyền trưởng, một chủ doanh nghiệp, muốn hô mưa gọi gió điều được. Nhưng khi đã là người của công chúng, thì tất cả phải đúng khuôn khổ, phải đúng danh hiệu mà họ đang có, mọi hoạt động, lời nói, việc làm đều bị xã hội giám sát. Điển hình là sau mỗi cuộc thi hoa hậu, chúng ta vẫn thường đọc vô vàn bài báo nói về hành trình thay đổi, để có thể chiến thắng cuộc thi, để có thể thay đổi cách nhìn.. chứ không đơn thuần là đăng ký thi, người chơi sẽ có giải, nếu đúng như vậy, thì đó là những sân chơi cần phải lên án và tẩy chay.
- Mang lại cơ hội tốt trong Thương trường và Sự nghiệp
Tham gia thi hoa hậu, đồng nghĩa với việc bạn có thể trở thành người của công chúng, khi mình là người chiến thắng thì đồng nghĩa với mối quan hệ của bạn sẽ được mở rộng và điều trước tiên bạn sẽ tự mình thay đổi bản thân, để thích nghi với danh hiệu mới, nhiệm vụ mới. Đặc biệt, khi trở thành hoa hậu của các cuộc thi, thì người đăng quang luôn được các nhà tổ chức đặt lên vai trách nhiệm kết nối cộng đồng, tạo ra sức mạnh gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới cộng đồng và xã hội hơn bao giờ hết. Có lẽ, chính vì thế mà các Hoa hậu – Nam vương thường trở thành gương mặt đại diện, tham gia công tác từ thiện, sử dụng những gì mình đã nhận được, để cho đi hoặc theo đuổi đam mê của chính bản thân.
Nhìn chung họ điều thực hiện các công việc của xã hội, vì xã hội nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Còn rất nhiều mặt tích cực nửa của các quý ông, quý bà Doanh nhân. Người Doanh nhân khi khoát lên mình danh hiệu cao quý, mà xã hội chưa kịp nhận ra, hay đang cố tình quên đi mặt tích cực, chỉ soi vào mặt tiêu cực, để rồi ngày ngày bàn tán, biêu riếu, nói xấu… lời khuyên chân thànhhãy để dành thời gian nhàn rõi đó, để tạo mặt tốt cho xã hội phải hơn không? Nam vương Tôn Thất Khải bộc bạch!
Hiển nhiên, để đánh đổi lấy sự nổi tiếng, một người có danh hiệu thường phải chịu sự săm soi từ công chúng, từ dư luận là điều tất yếu. Tuy vậy, Nam vương doanh nhân hay Hoa hậu Doanh nhân, cũng chỉ mong muốn đem đến điều tốt đẹp cho xã hội Việt Nam mà thôi. Vì họ biết khi mình được khoát lên vai cái danh hiệu, là phải tạo ra điều tích cực cho xã hội, cho cộng đồng. Rất nhiều người phải thay đổi cuộc sống riêng tư hay tự do. Người mang danh hiệu khi đứng, đi, ngủ, ngồi, nằm… kiểu gì cũng bị săm soi, xét xem có đúng chuẩn mực hay không, có làm được gì cho xã hội hay không thì chí ít người đó cũng đã là người của công chúng.. vì nhìn ở mặt tích cực hay tiêu cực họ cũng đã có những cống hiến cho xã hội mà chúng ta phải ghi nhận.