“BỐN MÙA THƯƠNG NHỚ”: “Ẩm thực” là sản vật riêng biệt của quê hương”

Nhà báo- luật gia Nguyễn Linh Giang vừa cho ra mắt tập sách Tản văn “Bốn mùa thương nhớ”, đưa “ẩm thực” nhiều vùng miền trở thành “sản vật riêng biệt” của quê hương…

Tản văn “Bốn mùa thương nhớ”

Món ăn đầu tiên được tập sách Tản văn “Bốn mùa thương nhớ” là: “Món canh mát rượi giữa trưa hè nam nắng” với chất liệu là con chất chất (cùng họ với ngao, hến,…) thường được nấu canh với rau muống, khi nồi canh sôi thì đổ chất chất đã được ướp gia vị vào, thả rau muống vô thấy nước sôi thì nhấc xuống liền, do chất chất chin quá sẽ trở nên dai, ăn không ngon…

Đồng nghiệp, thân hữu chúc mừng tác giả và Tản văn “Bốn mùa thương nhớ”

Kế đến là “Gỏi tép nhảy”, nguyên liệu dung để chế biến món ăn này gồm có: tép nhảy, xoài xanh, ớt tươi, tiêu, tỏi, chanh và các loại rau thơm… Hoặc món ăn “Cá Mát và món Cheo vang danh của người Vân Kiều” ở vùng núi Quảng Trị. Người Vân Kiều xem cá Mát là món ăn quý, dùng để thết đãi khách quý. Cá Mát có thể làm được nhiều món ăn ngon nhưng phổ biến nhất là nướng và gỏi…  Rồi món “Cua đá” được xem món ăn “có một không hai” ở rừng, biển đao Cồn Cỏ (một hòn đảo nhỏ thuộc tỉnh Quảng Trị)… Đến món ăn “Bánh bột lọc” không lạ gì với người Việt, với người miền Trung thì bánh bột lọc trở thành món ăn truyền thống,…

Rất nhiều món ăn đặc sắc khác được trình bày trong tập sách Tản văn , tuy xuất xứ từ một vùng đất nào đó trên quê hương Việt Nam, dần dần cũng trở nên quen thuộc và lại là hình ảnh, hương vị,… gợi nhớ quê hương như lời tác giả- nhà báo- luật gia Nguyễn Linh Giang đã viết: “…Hình ảnh mẹ tôi và cái chái bếp đỏ lửa, những lọn khói bồng bềnh vờn quanh mái tóc mẹ; mẹ lụi hụi chặt củi, nhóm bếp, thổi lửa… đã vương vấn quyện vào miền ký ức xa xăm của tôi”. Ký úc tuổi thơ luôn sống mãi trong lòng của tác giả, một người con xa quê,…

 

Nhà báo- luật gia Nguyễn Linh Giang và tác giả

Nhà thơ Lê Mnh Quốc- Chủ tịch Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh (nhiệm kỳ 2020-2025) đã bày tỏ tâm tư về tập sách Tản văn “Bốn mùa thương nhớ” như sau: “…Đến một độ tuổi nào đó, dù răng có lung lay, nhai xệu xạo, chỉ còn nước,… húp bát cháo loãng, nhưng con người ta lắm lúc ngồi thừ ra rồi háo hức thầm nghĩ: “Ước gì được ăn những món ăn dân dã ngày xửa ngày xưa”… Khi nhớ món ăn đó cũng là lúc kỷ niệm cũ lại ùa về. Choáng ngợp tâm tưởng. Vỗ về. An ủi cho con người ta nhiều lắm. Món ăn ngon không chỉ là vật chất cụ thể mà ngon còn vì gắn với ký ức đã thuộc về dĩ vãng…”.

Anh Duy