Sinh ra trong một gia đình có sáu đời gắn bó với mảnh đất Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, Thạc sĩ, BTV, Nhà tri thức Nguyễn Hữu Nhơn – Chánh hội trưởng Nam Thành Thánh thất, Quận 1 luôn mang trong mình niềm tự hào khi được là công dân của thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, vùng đất mà ông đã lớn lên và trưởng thành với những bước đột phá mạnh mẽ và phát triển liên tục trong nửa thế kỷ qua.
Ở đấy, nhà tri thức chứng kiến bước phát triển qua từng giai đoạn của TP. Hồ Chí Minh, với tinh thần năng động, sáng tạo… Trung tâm kinh tế lớn nhất đất nước đã có những bước phát triển lớn mạnh, đạt nhiều thành tựu to lớn trong 50 năm qua. Quay trở lại dấu ấn lịch sử của ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi lá cờ Giải phóng Miền Nam tung bay trên nóc Dinh Độc Lập (nay là Dinh Thống Nhất), người dân Sài Gòn – nay là Thành phố Hồ Chí Minh đã mở ra một trang sử mới. Tròn 50 năm trôi qua, đời sống của nhân dân thành phố mang tên Bác không chỉ là câu chuyện về sự thay đổi vật chất, mà còn là hành trình của những khát vọng, nỗ lực và cả những thách thức trong bối cảnh phát triển không ngừng để luôn được đổi mới, sáng tạo sánh vai cùng các đô thị lớn trên thế giới.
Sau ngày đất nước thống nhất, ông Nguyễn Hữu Nhơn tiếp tục khẳng định vai trò của mình trong sự nghiệp kiến thiết và đóng góp vào sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà tri thức Nguyễn Hữu Nhơn lần lượt đảm nhận nhiều trọng trách tại các cơ quan chủ chốt như: Phụ trách Ban Quản lý Cải tạo Công Thương nghiệp Tư bản Tư doanh tại một số quận trên địa bàn thành phố; Phụ trách quản lý vật tư, vật phẩm của Công ty Vật tư Tổng hợp (1977-1984) và Sở Văn hóa và Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh (1985-1988); Liên Hiệp các Xí nghiệp Điện ảnh & Băng từ Thành phố Hồ Chí Minh (1989-1990). Tham gia Mặt trận Giải phóng Dân tộc Miền Nam rồi UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam liên lục từ 1965 đến 2024, Chữ Thập đỏ Việt Nam (1993-2025), từng là đại biểu Hội đồng Nhân dân Quận 1 (nhiệm kỳ 2004-2011), và ông luôn giữ vững tinh thần “lấy dân làm gốc”, luôn gắn bó với từng bước chuyển mình của thành phố – Nơi “Chôn nhao – Cắt rốn”.
Nhìn lại chặng đường đã qua, ông tự hào vì đã lớn lên cùng thành phố, được chứng kiến và góp phần vào sự thay đổi không ngừng của Sài Gòn – TP. HCM. Với lòng nhiệt huyết cống hiến và phụng sự xã hội, dù đã nghỉ hưu, nhưng ông Nguyễn Hữu Nhơn vẫn chứng minh rằng tuổi tác không phải là rào cản trong công việc phục vụ cộng đồng, theo đó, chất lượng công việc và lòng nhiệt huyết mới là yếu tố quyết định. Hiện nay, hằng ngày, ông vẫn miệt mài làm việc và không ngừng cống hiến, phụng sự cho Đất nước và Dân tộc. Với tinh thần lạc quan, năng lượng tích cực, ông Nhơn không hề ngại khó khăn, vất vả, ông vẫn luôn kiên định xuyên suốt hành trình từ 60 năm qua, kể cả thời gian sắp tới của cuộc đời mình cũng thực hiện như thế hoặc nếu có điều kiện tốt, ông sẽ dâng hiến hết cho Đồng bào, Đồng đạo và Tổ quốc của mình trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh.
“Cùng với niềm tự hào là một công dân của thành phố mang tên Bác, Thạc sĩ, Nhà tri thức đã chứng kiến từng bước chuyển mình của Thành phố Hồ Chí Minh. Từ những con đường cũ kỷ, nhỏ hẹp, nhiều con kênh nước đen kịt vì ô nhiễm bởi các xưởng, hãng xả hóa chất, rồi các khu nhà ổ chuột, nhà sàn dọc trên các sông, rạch nhìn kém mỹ quan bao quanh các quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh giờ đây đã trở thành một đô thị sầm uất với những khu dân cư khang trang, những tòa nhà chọc trời, mà nổi bật là tòa Bitexco 68 tầng và Landmark 81 tầng.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Hữu Nhơn trong sự phát triển 50 năm qua của Thành phố Hồ Chí Minh. Từ những năm 2000, nơi đây chỉ là một dòng sông với bến phà Thủ Thiêm (2 bên) đơn sơ, cũ kỹ; thỉnh thoảng có vài chiếc xuồng ba lá chạy qua lại chở vài người khách nôn sang sông vì không đủ thời gian chờ đợi chiếc phà lớn của Nhà nước, lâu lâu có tàu khách Du lịch neo đậu, tàu hàng ngược xuôi về Tân cảng (cầu Sài Gòn); nơi bến sông hai bên còn có các hàng quán giải khát nhỏ lẻ và chỉ có được cái cảm giác nhộn nhịp ít nhiều vào những buổi tối cuối tuần. Với Thạc sĩ Nguyễn Hữu Nhơn, sau ngày thống nhất đất nước, khu vực bờ Nam rạch Kênh Tẻ (Quận 7 – Nhà Bè) vẫn là vùng đầm lầy, ruộng, cỏ, nước hoang vu. Theo quan niệm của người dân kỳ cựu của thành phố, nơi này đã từng là vùng đất tận cùng của Sài Gòn, ít ai muốn đến đây sinh sống. Nhưng có ai ngờ rằng, hơn 30 năm sau, vùng đất ấy lại chuyển mình trở nên sầm uất với trung tâm là khu đô thị Phú Mỹ Hưng khang trang, hiện đại, xứng tầm là một khu dân cư kiểu mới đi dầu của Thành phố Hồ Chí Minh, có những công trình kiến trúc, không gian xanh… đã góp phần thay đổi đáng kể diện mạo cả nội lẫn ngoại ô của một đô thị hiện đại sau 50 năm đổi mới. Song hành giữa sự phát triển, văn minh với việc bảo tồn, trân quý ấy đã làm nên một Thành phố Hồ Chí Minh vừa hiện đại, năng động, vừa thấm đẫm “Thể và Hồn” của dân tộc”.
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Nhơn chia sẻ cảm xúc: “Hành trình 50 năm qua, từ một địa phương phải đương đầu với muôn ngàn khó khăn, đến nay Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang giữ vai trò quan trọng, là trụ cột trong tiến trình phát triển của đất nước và được ví như “Đầu tàu kinh tế cả nước”. Những nỗ lực, thành quả và bài học kinh nghiệm của thành phố không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển chung mà còn tạo động lực mạnh mẽ để cùng cả nước tiếp tục hướng tới với Kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình với Quốc gia số – Công nghệ số để hội nhập kịp thời, nhanh nhẹn cùng các Cường quốc tiên tiến trên thế giới theo Chủ trương của Tổng Bí thư Tô Lâm và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam .
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Nhơn được Nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa tặng lịch Tết 2019
Là nhà tri thức cách mạng, người con ưu tú của Thành phố Hồ Chí Minh, một tấm lòng chung tay phát triển thành phố. Hơn nửa thế kỷ qua, Thạc sĩ Nguyễn Hữu Nhơn
góp phần chung vào sự phát triển của Thành phố. Ở ông một cán bộ gương mẫu- Chánh hội trưởng Nam Thành Thánh thất, Quận 1 với tấm lòng luôn hướng về quê hương, đất nước và con người, ông đã hy sinh, dâng hiến, làm việc không mệt mỏi cho công tác từ thiện – xã hội, định hướng về văn hóa – giáo dục cho thế hệ trẻ, tạo nên những dấu ấn sâu sắc trên hành trình “Tốt đời đẹp đạo”.
Trong Đạo sự nhiệm kỳ 2019 – 2024 với vai trò Chánh Hội trưởng Nam Thành Thánh thất, Quận 1, Thạc sĩ Nguyễn Hữu Nhơn đã vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân, thường xuyên phối hợp chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể đóng đóp phụng sự an sinh xã hội hơn 11 tỷ đồng với các hoạt động như: khám, phát thuốc miễn phí, trao tặng quà cho người nghèo, người khuyết tật, cứu trợ đồng bào lũ lụt, thiên tai, trao học bổng cho học sinh, sinh viên (du học Nhật Bản) và Thiếu niên, thiếu nhi nghèo vượt khó được cắp sách đến trường… Mặc dù đã nghỉ hưu, nhưng Thạc sĩ Nguyễn Hữu Nhơn vẫn chứng minh rằng tuổi tác không phải là rào cản trong công việc phục vụ An sinh xã hội. Chất lượng công việc và lòng nhiệt huyết mới là yếu tố quyết định.
Nhìn lại chặng đường đã qua, ông tự hào vì đã lớn lên cùng thành phố, được chứng kiến và góp phần vào sự thay đổi không ngừng của Sài Gòn – TP. HCM. Với lòng nhiệt huyết cống hiến và phụng sự xã hội, dù đã nghỉ hưu, nhưng ông Nguyễn Hữu Nhơn vẫn chứng minh rằng tuổi tác không phải là rào cản trong công việc phục vụ cộng đồng, theo đó, chất lượng công việc và lòng nhiệt huyết mới là yếu tố quyết định. Dù tuổi cao, hằng ngày, Thạc sĩ Nguyễn Hữu Nhơn vẫn miệt mài làm việc và không ngừng cống hiến, phụng sự cho Đất nước và Dân tộc. Với tinh thần lạc quan, năng lượng tích cực, ông Nhơn không hề ngại khó khăn, vất vả, ông vẫn luôn kiên định xuyên suốt hành trình từ 60 năm qua, kể cả thời gian sắp tới của cuộc đời mình cũng thực hiện như thế hoặc nếu có điều kiện tốt, ông sẽ dâng hiến hết cho Đồng bào, Đồng đạo và Tổ quốc của mình trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh.
Hoa hậu Huỳnh Phương Thùy tháp tùng Thạc sĩ Nguyễn Hữu Nhơn lên sân khấu nhân dịp sinh nhật của anh.
Ông Dương Văn Đóa- Giám đốc Văn phòng phía Nam.- Hội Khuyến học Việt Nam nói: “Anh Nguyễn Hữu Nhơn là người đã từng đưa tôi đến những con hẽm nhỏ ngoằn ngoèo của TP. Hồ Chí Minh, anh nói rằng: Muốn đưa tôi đến để tận mặt chứng kiến bà con nghèo, để hiểu họ hơn, giúp đỡ người ta, với một thái độ rất tình cảm, thân thương với bà con, học sinh- sinh viên nghèo. Chính tính cách này, đến bây giờ tôi vẫn luôn cảm động. Anh Nhơn chính là một chiến binh thầm lặng, là người say mê với công tác khuyết học của chúng tôi, tấm gương cho bao thế hệ noi theo”
Trong khi đó, nghệ sĩ- MC gạo cội Thanh Bạch đã nhận xét và dành cho người tri thức Sài Gòn một sự ngưỡng mộ: “Anh Hai Nhơn là người luôn luôn rộng mở trái tim của mình bằng tài lực, vật lực, những khả năng có thể để chia sẻ cho cộng đồng. Và đặc biệt là cho những người nghệ sĩ đã cống hiến cả cuộc đời với nghệ thuật. Sau cùng họ có một mái ấm đó là Viện Dưỡng Lão, tại Q8, TP, Hồ Chí Minh. Anh Nguyễn Hữu Nhơn đã đến đó thường xuyên để thăm viếng và tặng quà. Một người anh đã dang rộng vòng tay để bao bọc, nuôi dưỡng những ước mơ cho những người nghệ sĩ có những bước khởi đầu rất gian nan, vất vã. Đặc biệt anh Nguyễn Hữu Nhơn có một niềm đam mê từ rất sớm về điện ảnh, chắc có lẽ là hơn 40, 50 năm qua. Từ những ngày khởi thủy của điện ảnh của Việt Nam thì “Chân dung màu đỏ” là một tác phẩm đáng ghi nhận, nơi đó chúng ta còn những hình ảnh của nghệ sĩ Quyền Linh, Hữu Luân, Đạo diễn Võ Văn Thêng, hay nghệ sĩ Mai Trần, đạo diễn Cảnh Đôn… Anh Nguyễn Hữu Nhơn (Anh Hai) luôn bao bọc, nuôi dưỡng những ước mơ của người nghệ sĩ. Và ngày nay, tất cả đàn em của anh Nguyễn Hữu Nhơn đều thành danh, đều thành công… Có thể nói, những hạt mầm mà anh hai Nhơn gieo đã có một mùa vàng bội thu.
Không những thế, thời điểm năm 1982-1988 anh Hai- Thạc sĩ Nguyễn Hữu Nhơn âm thầm gửi gắm ca sĩ, danh ca Ngọc Sơn cho Anh Nguyễn Văn Quế khi ấy là: Phó trưởng phòng VHTT Q10, kiêm Giám đốc Sân khấu Sao Đêm Q10 và Sư đệ Trường Pétrus Ký là Đạo diễn Phương Sóc. Khi ấy là Phó giám đốc Sân khấu Sao Đêm Quận 10 để ca sĩ Ngọc Sơn được hát tại sân khấu Sao Đêm (Thời điểm này, ca sĩ Ngọc Sơn đang là Sinh viên Trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh TP. Hồ Chí Minh.
Danh ca hải ngoại Thái Châu hội ngộ Thạc sĩ Nguyễn Hữu Nhơn.